[Tin mới][6]

Cạo vôi răng
Kiến thức nha khoa
Nha khoa răng sứ
Niềng răng - Chỉnh Nha
Phẫu thuật hàm hô móm
Răng khôn
Tẩy trắng răng
Trám răng
Trồng răng thẩm mỹ

Ngậm muối hạt có tác dụng gì với khoang miệng?

 Ngậm muối hạt có tác dụng gì? Muối không chỉ là gi vị dùng để chế biến món ăn mà còn có nhiều công dụng trong việc sát khuẩn, làm sạch khoang miệng, chữa viêm họng,...Bài viết sau sẽ thông tin cho bạn về tác dụng ngậm nước muối đúng cách để mang lại hiệu quả cao. 

Ngậm muối hạt có tác dụng gì với khoang miệng?-1
Ngậm muối hạt gây tổn thương niêm mạc miệng và họng*

Ngậm muối hạt có tác dụng gì?

Muối có chứa những thành phần chủ yếu là natri clorua, có thể làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn ở trong nhiều loại thực phẩm. Bởi vì, vi khuẩn cần độ ẩm để phát triển, trong khi đó muối hấp thu các phân tử nước nên vi khuẩn không thể sinh sôi vì thiếu nước.  Sử dụng nước muối để súc miệng rất tốt cho răng miệng, nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. 

Tuy nhiên, ngậm muối hạt có tác dụng gì thì không được khuyến khích. Muối chỉ có tác dụng nếu bạn pha loãng với nước, không nên dùng muối hạt để ngậm trực tiếp. Thực tế, nhiều bệnh nhân bị tổn thương nặng vùng niêm mạc miệng do tự pha nước muối quá mặn. Thậm chí, nhiều mẹ đã dùng nước muối bơm rửa mũi cho con khiến bé bị viêm phổi phải đi cấp cứu. Vì vậy, chỉ nên ngậm nước muối pha loãng, không nên ngậm muối hạt, không những không sát khuẩn mà còn khiến tình trạng diễn tiến nặng hơn. 

Ngậm muối hạt có tác dụng gì với khoang miệng?-2
Pha loãng muối hạt để súc miệng có nhiều công dụng*

Ngậm nước muối đúng cách có thể mang lại cho bạn một số lợi ích như:

- Loại bỏ hơi thở hôi: Nước muối có thể loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng gây hôi miệng và viêm nướu. Hơn nữa, nước muối loại bỏ các mảng bám thức ăn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, và sâu răng. 

- Làm dịu vết loét trong miệng: Dung dịch nước muối làm tăng lưu lượng máu đến miệng, có thể giúp các vết xước hoặc loét trong miệng mau lành hơn.

- Ngăn ngừa một số bệnh lý viêm nướu không sưng, không viêm, hạn chế được đau họng, sâu răng. 

- Làm dịu triệu chứng của viêm amidan. 

Cách ngậm nước muối đúng cách

Đầu tiên, cần làm nước muối súc miệng hoặc ngậm bằng cách pha 250ml nước ấm 40 độ C cùng với 1 muỗng cà phê muối hạt. Khuấy đều cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Có thể thêm một số chất phụ gia khác để làm tăng công dụng của nước muối. 

Cách súc miệng hiệu quả:

- Hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng, nên tránh hớp quá nhiều nước vì sẽ khó súc.

- Súc miệng trong ít nhất 30 giây, để việc súc miệng được hiệu quả, hãy chắc chắn răng dung dịch có thể tiếp xúc với các khu vực khó tiếp cận trong miệng, nhất là kẽ răng. 

- Sau đó, nhổ ra và hớp ngụm thứ hai. Ở lần này, hãy cố kéo dài thời gian súc lên ít nhất 60 giây để nước muối có thời gian tác dụng đến toàn bộ khu vực răng miệng lâu hơn.

- Cuối cùng, hãy súc miệng lại bằng nước sạch một vài lần để loại bỏ lượng muối còn sót trong miệng.

Ngậm muối hạt có tác dụng gì với khoang miệng?-3
Súc miệng bằng nước muối đúng cách*
 

Cần lưu ý:

- Đảm bảo muối phải hòa tan hoàn toàn vì như đã nói ở trên, hạt muối có thể làm mài món răng và nướu, nếu muối không hòa tan sẽ khiến lớp phủ của răng bị hư hại.

- Điều chỉnh tỉ lệ phù hợp để việc hòa tan tốt hơn, súc miệng sẽ không có cảm giác buồn nôn, tránh kích ứng. 

- Không uống nước muối: Uống nước muối quá mặn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, gia tăng các bệnh như tăng huyết áp, các bệnh thận,...

- Không súc miệng nước muối quá nhiều: Lượng natri có thể làm hư hại lớp men răng và dẫn tới mòn men răng. Do đó, chỉ nên súc miệng nước muối từ 3-4 lần/ tuần.

Ngậm muối hạt có tác dụng gì không được khuyến khích, chỉ nên ngậm nước muối khi đã được hòa tan theo tỉ lệ thích hợp. Bạn cũng có thể mua nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày thay vì tự pha chế nước muối tại nhà. 

Start typing and press Enter to search