[Tin mới][6]

Cạo vôi răng
Kiến thức nha khoa
Nha khoa răng sứ
Niềng răng - Chỉnh Nha
Phẫu thuật hàm hô móm
Răng khôn
Tẩy trắng răng
Trám răng
Trồng răng thẩm mỹ

Răng khôn mọc ngầm có nên nhổ bỏ?

Không ít chúng ta gặp phải khó khăn trong việc xử lý các cơn đau của răng khôn, nhất là đối với răng khôn mọc ngầm. Vậy răng khôn mọc ngầm là gì? Chúng có gây ra các biến chứng gì cho hàm răng chúng ta không? Có nên nhổ bỏ? niềng răng hàm dưới bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu nhé!

Răng khôn mọc ngầm có tác hại gì?

Răng khôn mọc ngầm có tác hại gì?

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, vào lúc răng đã mọc đủ và xương hàm đã phát triển ổn định. Do vậy, sẽ không có đủ khoảng trống để răng khôn mọc bình thường, lúc này nó sẽ mọc lệch, mọc ngầm kéo theo những hệ lụy khó lường. Tác hại của răng khôn mọc ngầm dễ gặp nhất đó là:

Gây sưng viêm kéo dài

Bất kỳ chiếc răng nào khi mọc lên cũng đều gây sưng nướu, đau nhức ít nhất 2-3 ngày. Tuy nhiên, đối với răng khôn mọc ngầm thì tình trạng đau nhức sẽ kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần sau mỗi đợt nhú răng. Nguyên nhân của việc này là do răng khôn có thời gian mọc kéo dài, thường từ 1-3 năm mới hoàn tất.
 
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý răng miệng

Khi răng khôn mọc, răng chỉ nhú lến một phần sau đó ngừng lại, lúc này viền nướu vẫn ôm mặt nhai tạo thành lỗ hổng, thức ăn thường chui vào vị trí này nên dễ gây sâu răng, viêm quanh răng dẫn đến viêm lợi trùm. Nếu không điều trị sớm thì tình trạng viêm nhiễm sẽ phát triển nhanh hơn, khiến toàn bộ vùng nướu bị nhiễm trùng và lan rộng.

Ảnh hưởng đến răng kế cận

Tác hại của răng khôn mọc ngầm còn khiến răng kế cận bị ảnh hưởng. Khi răng mọc trong thời gian dài sẽ tạo ra lực đẩy lớn, tác động đến những răng khác, làm răng toàn hàm di chuyển và xô lệch răng. Điều đó không những làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng mà còn khớp cắn bị sai lệch, hàm trên và hàm dưới không khớp với nhau, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động ăn nhai.

Làm yếu chân răng bên cạnh

Răng số 7 nằm cạnh răng khôn, là chiếc răng bị ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên khi răng khôn mọc dưới nướu. Khi đó, thân răng khôn sẽ đâm vào chân răng số 7 làm cho chân răng yếu đi, thậm chí phần xương răng cũng bị tiêu dần và răng trên cung hàm bị xô lệch.

Chính vì những tác hại của răng khôn mọc ngầm như vậy mà đa phần các trường hợp này bác sĩ đều chỉ định nhổ răng khôn càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân.

Trường hợp nào không được nhổ răng khôn mọc ngầm?

Mặc dù mục đích nhổ răng khôn mọc ngầm là để bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

- Trường hợp răng khôn mọc ngầm nhưng thân răng thẳng, chân răng không nằm sâu trong ổ xương thì không nhất thiết phải nhổ. Bác sĩ có thể thực hiện tách mô nướu để lộ thân răng, giúp răng mọc lên dễ dàng hơn, hạn chế đau nhức cho bệnh nhân.

- Nếu người bệnh mắc các bệnh mãn tính như máu khó đông, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, suy thận,… bác sĩ phải cân nhắc rất kỹ có nên nhổ răng khôn hay không, chỉ thực hiện nhổ nếu điều kiện sức khỏe cho phép để không xảy ra nguy hiểm gì trong quá trình nhổ răng.

- Phụ nữ mang thai chỉ có thể thực hiện nhổ răng khôn mọc ngầm khi thai nhi được 4- 6 tháng. Nếu mang thai trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thì không được nhổ răng khôn hay bất kì chiếc răng nào khác.

Để phòng tránh những tác hại của răng khôn mọc ngầm, bạn cần theo dõi kỹ quá trình mọc răng. Khi có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên đến nha khoa uy tín để khám và kiểm tra tình trạng cụ thể của răng.

Bài viết được trích nguồn tại: https://chiphiniengrangnkdl.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578

TG: VT

Start typing and press Enter to search